Tìm kiếm
Close this search box.

Bảo quản và bão dưỡng máy mài góc đúng cách

Bảo quản và bảo dưỡng máy mài góc đúng cách là một các những bước quan trọng giúp máy mài góc của bạn hoạt động tốt và hiệu quả nhất. Bởi dù là dòng máy mài góc chất lượng tới từ thương hiệu nổi tiếng như máy mài góc VAC chính hãng, máy mài góc Keyang,… khi bạn sử dụng trong một thời gian dài mà không bảo dưỡng hay sửa chữa chúng thì chắc chắn thiết bị sẽ có những hỏng hóc nhất định. Vì vậy trong bài viết sau đây cùng chúng tôi tìm hiểu cách bảo bảo quản và bảo dưỡng máy mài góc nhé!

1. 3 nguyên tắc an toàn cần nắm khi sử dụng máy mài góc

An toàn về điện

  • Trước khi tiến hành bất kỳ thao tác lắp đặt và sửa chữa nào trên máy mài góc, hay khi di chuyển máy bạn cần phải rút phích điện ra khỏi ổ cắm nguồn.
  • Bạn nhớ chú ý đến điện thế mà nhà sản xuất cho phép bạn dùng với máy mài góc của mình.
  • Chỉ khi thực hiện làm việc bạn mới được cắm nguồn điện cho máy mài góc để hạn chế tối đa những rủi ro.

Máy mài góc chất lượng hoạt động tốt và hiệu quả nhất

Máy mài góc chất lượng hoạt động tốt và hiệu quả nhất

An toàn tại nơi làm việc với máy mài góc

An toàn cá nhân

  • Khi làm việc cùng máy mài góc, nhớ dùng trang phục bảo hộ lao động đặc biệt là gang tay và kính mắt.
  • Luôn giữ cho bản thân tỉnh táo, biết rõ bản thân đang làm gì để tránh các thao tác thừa, gây nguy hiểm đến cho bản thân và người xung quanh.
  • Trong quá trình làm việc với máy mài góc, bạn nên giữ tư thế đứng thẳng, thoải mái nhất để chủ động trước mọi tình huống xảy ra bất ngờ.

2. Khám phá chi tiết cách bảo quản và bảo dưỡng máy mài góc

Bảo quản và bảo dưỡng các bộ phận của máy mài góc

  • Đối với máy mài góc, để bảo quản cho máy trước tiên bạn nên sử dụng đúng và bảo dưỡng thường xuyên những loại phụ kiện máy mài đi kèm với máy.
  • Đĩa cắt/đĩa mài: Bạn nên chọn lựa loại đĩa mài/cắt phù hợp với máy và là loại nhà sản xuất cho phép. Máy mài góc sở hữu tốc độ cao khi vận hành từ 9000 vòng/phút tới 11000 vòng/phút rất nguy hiểm đối với người sử dụng nếu đĩa cắt/mài không đạt chuẩn chất lượng.
  • Bởi vậy bạn nên chọn lựa đĩa mài thích hợp, chất lượng cao, còn nguyên vẹn và khi thấy đĩa có dấu hiệu mẻ hay nứt bạn cần bảo dưỡng hay thay mới ngay.
  • Vành chắn bảo vệ: Bạn cũng cần nhớ thường xuyên bảo quản vành chắn bảo vệ để không xảy ra tai nạn khi đá bể, hướng vành chắn quay về phía trong lòng người dùng.
  • Tay cầm phụ: Tay cầm phụ cũng là một bộ phận mà bạn cần bảo dưỡng, bảo quản tốt bởi hiệu suất làm việc sẽ đạt được tốt nhất nếu bạn sử dụng tay cầm phụ chất lượng và cầm máy tại đúng vị trí.

Cần bảo quản và bảo dưỡng các bộ phận của máy mài góc

Cần bảo quản và bảo dưỡng các bộ phận của máy mài góc

Bảo dưỡng và bảo quản đúng cách cho máy mài góc

Bảo quản cho dòng máy mài góc:

  • Bạn nên để máy mài góc ở nơi khô thoáng, không để máy mài ngay dưới trời mưa hay khu vực ẩm ướt.
  • Giữ máy mài góc tránh xa tầm tay trẻ em và nên tháo các bộ phận, phụ kiện sắc bén ra khỏi máy mài sau khi dùng máy.

Bảo dưỡng cho dòng máy mài góc:

  • Luôn để máy mài góc và khe thông gió sạch sẽ, không bị bám bụi.
  • Để máy mài hoạt động đúng chức năng và không ép máy mài hoạt động quá sức.
  • Bạn nhớ thường xuyên thay mỡ bôi trơn, dầu định kỳ để máy hoạt động hiệu quả hơn.
  • Thay chổi than cho máy mài góc định kỳ và nhớ sử dụng loại chính hãng, chất lượng tốt.

Bảo dưỡng và bảo quản đúng cách cho máy mài góc

Bảo dưỡng và bảo quản đúng cách cho máy mài góc

3. Tìm hiểu cách vệ sinh máy mài góc bạn nên biết

  • Bước 1: Đeo găng tay khi làm sạch máy mài góc để tránh bị thương bởi các gờ sắc.
  • Bước 2: Ngắt công cụ máy mài góc khỏi nguồn điện. Sau đó, bạn sử dụng máy thổi khí nén thổi vào các khe kẹt của máy mài góc để bụi bẩn bay hết ra. 
  • Bước 3: Bạn chuẩn bị một xô nước nóng (khoảng 5 đến 10 lít) tùy thuộc vào số lượng các công cụ mà bạn đang rửa và thêm đó những dung dịch làm sạch (có thể sử dụng nước rửa chén).
  • Bước 4: Thấm dung dịch trong xô vào miếng vải sạch, vắt ráo và lau sạch bề mặt của công cụ. Lưu ý: Tránh làm nước dính vào bên trong hoặc xung quanh dây cáp điện, vỏ động cơ.
  • Bước 5: Lau khô hoàn toàn thiết bị cùng với một chiếc khăn cũ.
  • Bước 6: Sử dụng một bàn chải đánh răng, làm sạch xung quanh bất kỳ phím/ nút nào để đảm bảo loại bỏ bất kỳ mảnh vụn hoặc bụi có thể làm cho nút này bị kẹt khi hoạt động.

Cần vệ sinh máy mài góc thường xuyên

Cần vệ sinh máy mài góc thường xuyên

Lưu ý:

  • Không để dụng cụ máy mài góc trong nước.
  • Không làm sạch máy mài trong khi nó được cắm nguồn hay đang hoạt động, bởi như vậy bạn sẽ có nguy cơ thương tích nghiêm trọng.
  • Tránh bôi dầu vào những bộ phận bên trong máy công cụ điện trừ trường hợp được khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Làm sạch bụi bẩn và những mảnh vụn từ dụng cụ điện của bạn sau mỗi lần sử dụng.
  • Làm khô những dụng cụ điện một cách kỹ càng sau khi làm sạch. Nếu bạn cất máy mài góc trong khi nó đang ướt, dụng cụ dễ bị gỉ.

Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy cắt gạch đá

Việc nắm được hướng dẫn vệ sinh, bảo quản và bảo dưỡng máy mài góc đúng cách không chỉ giữ cho máy hoạt động tốt mà còn kéo dài tuổi thọ và giúp tiết kiệm được chi phí sửa chữa. Dù là máy mài góc hoặc máy khoan, máy đục bê tông, máy chà nhám thì bạn cũng cần tuân thủ những hướng dẫn bảo quản từ nhà sản xuất và thực hiện định kỳ để bảo đảm an toàn và hiệu suất làm việc của máy.

Dụng cụ cầm tay bán chạy tại cửa hàng dụng cụ cầm tay Việt Á

dụng cụ cầm tay việt á

Dungcucamtayvieta - VIỆT Á Phân phối dụng cụ cầm tay pin điện nhập khẩu chính hãng như máy mài, máy đục, máy cắt, máy khoan, máy cưa, máy hàn, máy nén khí, pin sạc lithium...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Chia sẻ bài viết:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
BÀI VIẾT KHÁC