Tìm kiếm
Close this search box.

Chi phí làm móng cọc và quy trình thi công móng chi tiết

Chi phí làm móng cọc bao nhiêu là đủ? Quy trình thi công chuẩn gồm mấy bước? Rõ ràng thấy công trình chắc chắn quan trọng nhất là phần móng nhà. Tuy nhiên với nhiều chủ đầu tư mới bắt đầu xây dựng dự án thì việc tính toán và hiểu rõ quy trình này không phải ai cũng nắm rõ. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Dụng cụ cầm tay hỗ trợ đắc lực trong quá trình thi công móng cọc

Dụng cụ cầm tay hỗ trợ đắc lực trong quá trình thi công móng cọc

1. Cách tính chi phí làm móng cọc chuẩn nhất bạn đã biết chưa?

Dự toán chi phí là điều cần làm trước khi tiến hành thi công. Trong đó phần móng nhà chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí. Vậy chi phí cụ thể làm móng cọc gồm những gì? Dưới đây là lời giải cho thắc mắc của bạn.

Thực tế tính chi phí làm móng cọc hiện nay sẽ cần trải qua 2 công đoạn. 

  • Quy đổi diện tích xây dựng móng nền

Bạn cần nắm rõ diện tích xây dựng từng phần để có thể tính toán chi phí làm móng cọc chuẩn nhất.

  • Phần móng công trình thường dao động từ 30 – 40%. Một số trường hợp công trình có tầng hầm thì diện tích móng nhà sẽ được tính bằng 200% diện tích sàn xây dựng. 
  • Tầng trệt được tính là 100%.
  • Đổ sàn tầng lửng sẽ được tình là 100%, còn phần ô trống thì được tính là 70%.
  • Sân thượng: Phần trong nhà thì tính là 100% còn phần ngoài nhà sẽ là 70%.
  • Diện tích mái: khoảng 50% đến 100%.
  • Diện tích sân và tường rào: khoảng 70%. 

Sau khi có diện tích quy đổi, bạn có thể dễ dàng tính toán diện tích xây dựng móng bằng công thức lấy diện tích nhà nhân với diện tích xây dựng.

Như vậy với các tính trên, bạn có thể dễ dàng tính được diện tích móng xây dựng. Ví dụ công trình diện tích là 100m2 (10x10m) thì diện tích phần móng xây dựng là 100m2 x 30% = 30m2.

  • Cách tính cụ thể chi phí xây dựng móng cọc

Móng cọc là một trong những thiết kế phổ biến trong thi công nhà. Thiết kế móng có hình trụ dài và dùng các vật liệu như bê tông và cọc cừ tràm đẩy xuống đất để hoạt động ổn định đảm bảo kết cấu vững chắc cho công trình.  

Chi phí làm móng cọc sẽ được tính bằng công thức sau:

Chi phí = đơn giá x số lượng cọc x chiều dài cọc + chi phí nhân công + hệ số đài móng x điện tích tầng 1 x đơn giá xây dựng phần thô.

Sử dụng máy đầm dùi, máy hàn đảm bảo chất lượng móng công trình

Sử dụng máy đầm dùi, máy hàn đảm bảo chất lượng móng công trình

2. Quy trình 8 bước làm móng cọc chuẩn nhất

Kết cấu móng chắc chắn không chỉ cần một kết cấu móng phù hợp mà quá trình thi công cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Với công trình thi công móng cọc, quy trình làm móng sẽ gồm 8 bước dưới đây.

  • Bước 1: Chuẩn bị trước khi thi công gồm có bản vẽ, nhân công, nguyên liệu, máy móc hỗ trợ thi công….
  • Bước 2: Đóng cọc: lần lượt từng cọc trụ dài sẽ được đóng xuống lòng đất theo đúng thiết kế kết cấu bản vẽ. Tùy thuộc vào từng công trình có thể lựa chọn đóng tre, cừ tràm, bê tông đúc sẵn để gia cố móng và đảm bảo an toàn khi thi công ở những khu vực có tầng đất yếu.
  • Bước 3: Thi công hố móng xung quanh cọc 

Sau khi đã đóng cọc, nhân công sẽ tiến hành đào hố xung quanh phần cọc đã được cố định với kích thước đủ sâu, rộng theo bản vẽ để tiến hành công đoạn đổ bê tông tiếp theo. Cần đảm bảo giữ khô ráo sạch sẽ không bị ngập úng.

  • Bước 4: Làm phẳng bề mặt móng bằng cách san đất đều hoặc có thể đổ ít đá và sau đó đầm phẳng.
  • Bước 5: Kiểm tra độ cao của lớp bê tông lót móng nhằm làm phẳng mặt hố, hạn chế tình trạng mất nước của bê tông khi đổ ở phía trên.
  • Bước 6: Lắp ghép cốp pha móng.
  • Bước 7: Kiểm tra đảm bảo tiếp tục đổ bê tông móng.
  • Bước 8: Bảo dưỡng và để nghỉ hỗn hợp đông đặc với thời gian đủ và tháo cốp pha móng.

Thời điểm tháo cốp pha móng thường sau khoảng 1 -2 ngày định hình. Quá trình bảo dưỡng bạn nên thường xuyên phun nước lên bề mặt bê tông để vật liệu ẩm giúp bê tông không xuất hiện tình trạng nứt.

Máy hàn điện tử nối chắc chắn các cọc với nhau

Máy hàn điện tử nối chắc chắn các cọc với nhau

 

3. Tầm quan trọng và top dụng cụ cầm tay thường dùng trong quá trình thi công móng cọc

Dụng cụ cầm tay là một trong những thiết bị hỗ trợ đắc lực trong công tác làm móng cọc. Cụ thể có thể đến như: 

  • Máy đầm dùi bê tông: với nhiệm vụ là đầm chặt những cấu kiện bê tông cọt, móng…. giúp loại bỏ hết nước và bọt khí tồn tại trong bê tông. Từ đó hỗn hợp bê tông tươi được nén chặt mịn và đảm bảo khả năng chịu lực cao hơn, chắc chắn hơn.
  • Máy hàn điện tử: Trước khi thực hiện quá trình đổ bê tông, thì công việc  ghép cốp pha cũng khá quan trọng. Máy hàn là một trong thiết bị hỗ trợ đắc lực trong công tác này. Sử dụng nhiệt làm nóng chảy vật liệu hàn và que hàn. Nhờ đó các mối hàn vật liệu ghép cốp pha trước khi thi công đảm bảo chắc chắn không để rò rỉ vật liệu ra bên ngoài.

Công suất vượt trội của máy hàn điện tử

Công suất vượt trội của máy hàn điện tử

Với thiết kế nhỏ gọn công suất cùng những công năng riêng, các thiết bị dụng cụ cầm tay kể trên giúp kết cấu móng cọc đảm bảo chắc chắn cũng như rút ngắn thời gian thi công. 

Xem thêm: Điểm danh top 5 xu hướng thiết kế phòng ăn đón đầu xu hướng năm 2023

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết cách tính chi phí làm móng cũng như quy trình thi công chuẩn móng cọc rồi phải không nào. Nếu còn gì thắc mắc hay cần tư vấn thêm về các dụng cụ cầm tay chuyên dụng dùng cho thi công móng có thể liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ nhé!

Dụng cụ cầm tay bán chạy tại cửa hàng dụng cụ cầm tay Việt Á

dụng cụ cầm tay việt á

Dungcucamtayvieta - VIỆT Á Phân phối dụng cụ cầm tay pin điện nhập khẩu chính hãng như máy mài, máy đục, máy cắt, máy khoan, máy cưa, máy hàn, máy nén khí, pin sạc lithium...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Chia sẻ bài viết:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
BÀI VIẾT KHÁC