Thiết bị đo chính xác
Thiết bị đo chính xác xuất hiện ở bất cứ công xưởng, công trường nào. Những thiết bị này nhằm đảm bảo chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc, thành phẩm. Vậy cùng tìm hiểu bài viết để hiểu hơn về những loại thiết bị này và cách chọn mua được sản phẩm tốt.
1. Thiết bị đo chính xác dùng cho những ngành nào?
Thiết bị đo chính xác là tổ hợp các loại dụng cụ dùng để đo lường và kiểm tra các thông số kỹ thuật như độ dài, độ dày, độ sâu… Công dụng của các dụng cụ này là để đảm bảo độ chính xác của các máy móc, chi tiết.
Các thiết bị đo được sử dụng trong cả thiết kế và sản xuất. Giai đoạn lắp ráp, gia công đến vận hành đều cần đo đạc chính xác. Thiết bị gắn liền với ngành công nghiệp, nhà máy, hệ thống làm mát, sưởi ấm, giao thông, máy bay, thủy phi cơ, vũ trang, thiết bị y tế…
Thiết bị đo chính xác rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp
2. Chức năng của thiết bị đo chính xác
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ngành công nghiệp cơ khí giờ không chỉ đơn giản là các tác vụ như phay, tiện, bào, taro, khoan… Các loại máy gia công hiện đại như CNC được dùng phổ biến trên các vật liệu như đồng, sắt, thép, nhựa hay inox. Mục đích là tạo nên những sản phẩm với độ chính xác cao hơn rất nhiều theo như thiết kế có sẵn. Chất lượng của sản phẩm tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu đo đạc, kiểm tra thông số kỹ thuật.
3. Tiêu chuẩn chất lượng của thiết bị đo chính xác
Thiết bị đo chính xác được kiểm định chất lượng bằng tiêu chuẩn ISO 9001. Đây là tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế xây dựng và ban hành về Hệ thống quản lý chất lượng. Phiên bản ISO 9001 mới nhất được phát hành là vào năm 2015, tên gọi đầy đủ là ISO 9001:2015. Cái tên này không còn xa lạ khi bạn có thể gặp ở bất cứ đâu, trên bao bì của các thiết bị, máy móc.
Thiết bị đo chính xác cần đạt tiêu chuẩn chất lượng
4. Một số loại thiết bị đo chính xác phổ biến
Máy cân bằng laser
Máy cân bằng laser còn gọi là máy cân mực laser, máy bán laser, máy bắn cốt… Loại máy này sẽ phát ra những tia sáng laser tạo thành các đường thẳng ngang dọc một cách chính xác. Người thợ sẽ dựa trên những đường laser được tạo thành để thi công hay đo đạc nhanh chóng và hiệu suất công việc được nâng cao.
Máy panme
Thiết bị đo chính xác này được sử dụng để độ dài đường kính của các chi tiết, máy móc. Độ đài của panme có giới hạn nhưng độ chính xác lại gần như tuyệt đối với sai số chỉ 0,0001mm. Thiết bị panme có đa dạng các phạm vi đo 0-25mm, 25-50mm, 75-100mm. Kết quả đo được hiển thị ngay trên máy để bạn theo dõi một cách dễ dàng.
Thước cặp cơ khí
Thước cặp đã rất quen thuộc với thợ cơ khí rồi, công dụng là để đo chính xác kích thước của các loại máy, thiết bị. Bạn có thể dùng thước cặp với đơn vị là mm hay inch đều được. Độ chính xác của thước cặp không cao bằng panme nhưng vẫn rất được ưa chuộng nhờ sự linh hoạt. Thước cặp có thể dùng để đo độ sâu, đường kính…
Có nhiều loại thiết bị đo chính xác
Đồng hồ so
Loại thiết bị này được sử dụng rất phổ biến, dùng để lắp ghép vào đầu của thước đo cao. Ứng dụng của đồng hồ so là đo độ song song, độ thẳng, độ đảo hướng phía bên trong,… Ưu điểm của đồng hồ so là sử dụng dễ dàng và độ chính xác cực kỳ cao. Loại máy này ra đời giúp các máy móc vận hành mượt mà, giảm tối đa lỗi kỹ thuật, hư hỏng.
Dụng cụ gá CNC
Dụng cụ gá CNC hay còn gọi là dụng cụ sét vôi dùng trong công đoạn gia công, lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. Ứng dụng của thiết bị này nhằm xác định vị trí chính xác của phôi dựa theo dụng cụ cắt và giữ phôi dưới tác động của lực cắt. bên cạnh đó, dụng cụ còn giúp cố định vị trí của các chi tiết hoặc tạo ra các chuyển động nhằm gia công những bề mặt phức tạp.
5. Cách lựa chọn thiết bị đo chính xác chuẩn nhất
Để đảm bảo tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao thì việc chọn thiết bị đo không thể qua loa. Hãy xem xét những điều dưới đây trước khi chọn mua các thiết bị đo chính xác.
Chọn theo nhu cầu đo thực tế
Trong thực tế có nhiều kiểu đo lường như đo góc, chiều dài, đường kính, bước ren,…. Mỗi loại dụng cụ đo sẽ phục vụ cho những mục đích đo lường khác nhau. Ví dụ panme hay thước cặp sẽ dùng để đo độ dài, nhưng có loại panme cấu tạo hình chữ V để đo đường kính bên ngoài các dụng cụ lưỡi cắt số lẻ hay độ tròn của các chi tiết. Với những dạng đo lường yêu cầu kỹ thuật cao thì cần các loại máy đo 3D cho ra kết quả chi tiết và đa dạng hơn.
Chọn theo máy móc cần đo
Mỗi loại máy móc sẽ có những hình dạng và đặc điểm cấu tạo đặc trưng. Vì vậy, bạn cần chọn được loại máy đáp ứng được nhu cầu đo, tính chất cụ thể.
- Hình dáng
Nếu máy có cấu tạo, hình dáng cơ bản như hình hộp chữ nhật, hình cầu, hình trụ thì chỉ cần dùng những dụng cụ đơn giản như thước cặp, panme, thước dây… Còn nếu hình dáng máy phức tạp thì phải dùng đến máy cân bằng laser, máy đo 2D, 3D…
- Độ cứng vật liệu
Với vật liệu cứng như gốm sứ, kim loại thì sẽ ít bị biến dạng khi dùng những thiết bị kẹp nên có thể dùng panme hay thước cặp để đo đạc. Tuy nhiên với các vật liệu mềm, dễ biến dạng như kim loại hay nhựa thì cần chú ý hơn. Bạn cần chọn thiết bị đo không tiếp xúc trực tiếp với vật liệu thì sẽ đạt được độ chính xác cao hơn nhiều. Loại thiết bị nên dùng là máy cân bằng laser hay máy phóng hình.
- Kích thước
Mỗi thiết bị đo chính xác đều có giới hạn đo nhất định vây nên phải chọn được loại phù hợp với kích thước đối tượng đo. Những vật thể kích thước nhỏ như chi tiết máy thì có thể dùng máy đo hiển vi. Còn với những vật thể kích thước lớn thì nên chọn máy đo tọa độ cỡ lớn.
Lựa chọn thiết bị đo chính xác theo nhiều tiêu chí
Chọn theo độ chính xác
Trên thực tế, mỗi vật thể, máy móc đều có yêu cầu về độ chính xác riêng. Khi chọn thiết bị đo thì cần xem xét sai số có nằm trong khoảng dung sai của vật thể, máy móc không.
Thông thường, thiết bị đo chính xác phải đạt tiêu chuẩn về sai số chỉ 0,01mm, 0,001mm, 0,0001mm và thậm chí thấp hơn. Bạn cần chú ý đến thông số này trước khi chọn mua sản phẩm.
Nơi làm việc
Phòng QC hay phòng thí nghiệm hay xưởng sản xuất đều có yêu cầu những loại thiết bị đo khác nhau. Thiết bị dùng trong xưởng sản xuất lại không thể dùng được trong phòng thí nghiệm và ngược lại. Tại các xưởng gia công, người ta thường dùng panme, thước kẹp, hay đồng hồ so… Đặc điểm của những loại dụng cụ này có khả năng chịu được điều kiện độ ẩm, nhiệt độ tốt và độ bền cao. Còn trong phòng thí nghiệm, dụng cụ đo lại phải đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe riêng.
Chọn theo mức giá
Chất lượng của một thiết bị không phụ thuộc hoàn toàn nhưng chắc chắn có liên quan đến giá thành. Những thiết bị đo chính xác đơn giản như thước thẳng, thước dây sẽ có giá thành thấp. Còn với những loại phức tạp hơn như panme thước cặp thì giá thành cũng sẽ cao hơn. Đặc biệt những loại thiết bị hiện đại như máy cân bằng laser, máy đo 2D, 3D thì mức giá cũng sẽ khá cao.
6. Địa chỉ mua thiết bị đo chính xác chuẩn chất lượng
Như đã nói ở trên, thiết bị đo chính xác yêu cầu các tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật rất cao. Bạn phải chọn mua tại các địa chỉ tin cậy mới có được những sản phẩm đạt chất lượng. Một cái tên rất đáng tham khảo đó là Việt Á Power Tools. Đây là thương hiệu lâu năm chuyên phân phối các loại thiết bị, máy móc phục vụ trong công nghiệp.
Riêng với nhóm sản phẩm các thiết bị đo chính xác, Việt Á Power Tools đang cung cấp chính hãng các sản phẩm dưới đây:
- Máy cân bằng laser 5 tia.
- Máy cân bằng laser 4D 16 tia.
Bạn có thể truy cập vào website để biết thông tin chi tiết hoặc liên hệ tới hotline để nhận tư vấn và đặt mua thiết bị đo chính xác.
Xem thêm Mua Máy Đầm Dùi Bê Tông Chính Hãng Giá Rẻ Tại VIỆT Á