Tìm kiếm
Close this search box.

Khám phá cấu tạo bên trong của máy khoan bê tông

Bạn có đang mong muốn được khám phá cấu tạo bên trong của máy khoan bê tông? Bạn có muốn biết thiết bị này có nguyên lý hoạt động như thế nào? Vậy hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để biết được chi tiết nhé!

1. Cấu tạo chi tiết của máy khoan bê tông

Máy khoan bê tông là dụng cụ cầm tay chuyên dụng, dùng để khoan, đục bê tông trong lĩnh vực xây dựng, công trình. Sản phẩm sở hữu kích thước lớn và có cấu tạo phức tạp hơn nhiều so với máy khoan cầm tay thông thường. Chúng bao gồm nhiều bộ phận được phối kết hợp với nhau để tạo ra lực đập và momen xoắn lớn, cho phép xuyên thủng bề mặt cứng và dày. Mặc dù trên thị trường hiện nay, máy khoan bê tông có rất nhiều mẫu mã khác nhau và đến từ nhiều thương hiệu sản xuất, tuy nhiên nhìn chung chúng sở hữu cấu tạo khá tương đồng.

Máy khoan bê tông là dụng cụ cầm tay chuyên dụng, dùng để khoan, đục

Máy khoan bê tông là dụng cụ cầm tay chuyên dụng, dùng để khoan, đục

1.1. Cấu tạo bên ngoài

  • Mũi khoan: Mũi khoan là phần chính của máy khoan bê tông hay các dòng máy khoan trên thị trường như máy khoan mini, máy khoan từ, máy khoan động lực. Nó có khả năng mài mòn và xuyên qua vật liệu cứng. Mũi khoan thường được làm từ thép cacbua hoặc carbide để đảm bảo độ bền và hiệu suất cao.
  • Đầu kẹp mũi khoan: thường sử dụng loại đầu cặp SDS hoặc SDS Plus cho phép truyền tải điện năng cho mũi khoan.
  • Nút chọn chế độ khoan: ở máy khoan bê tông sẽ có 2 chế độ khoan, 1 là khoan xoay và hai là khoan búa. Một số máy cũng có thể có 3 chế độ là khoan xoay, khoan búa và khoan đục.
  • Vỏ máy khoan bê tông: thường được làm từ nhựa cao cấp với một số chi tiết bọc cao su nhằm cách điện cũng như tránh va đập ảnh hưởng đến động cơ, các chi tiết bên trong máy. 
  • Tay cầm và bộ điều khiển: Máy khoan bê tông thường có tay cầm và bộ điều khiển để người sử dụng có thể dễ dàng điều khiển và hướng máy khoan.
  • Nút duy trì thao tác khoan: khi bạn nhấn đồng thời nút duy trì và có mày sẽ giúp bạn hoạt động khoan rảnh tay hơn.
  • Thước đo độ sâu: được lắp đặt trực tiếp trên tay cầm phụ với nhiệm vụ chính là đo chiều sâu của lỗ khoan.

Mũi khoan là phần chính của máy khoan bê tông

Mũi khoan là phần chính của máy khoan bê tông

1.2. Cấu tạo bên trong của máy khoan bê tông

Cấu tạo bên trong của máy khoan bê tông có tính phức tạp hơn so với cấu tạo bên ngoài. Chúng bao gồm: 

  • Hệ thống làm mát: giúp làm mát động cơ và mũi khoan trong quá trình hoạt động. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của máy khoan và tăng hiệu suất.
  • Động cơ: Là thành phần tạo ra sức mạnh để xoay và đẩy mũi khoan vào vật liệu.
  • Vòng bi trục.
  • Hệ thống truyền động: roto và stato.
  • Bộ chổi than gồm chổi than và giá đỡ chổi than.
  • Bộ bánh răng của trục khoan.

2. Nguyên lý hoạt động của máy khoan bê tông

Nguyên lý hoạt động của máy khoan bê tông dựa trên nguyên lý cơ bản của việc tạo ra momen xoắn và lực đập trực tiếp lên mũi khoan thông qua piston để xuyên qua vật liệu cứng như bê tông.

Khi máy khoan được bật, nguồn điện cung cấp năng lượng cho chổi than làm động cơ quay. Động cơ sẽ tạo ra momen xoắn để quay mũi khoan.  Đồng thời, tạo ra lực đập búa tác động lên vật liệu khoan. Với chuyển động xoay và lực đập của búa sẽ mang đến sức xuyên thủng vật liệu cực lớn, giúp mũi khoan dễ dàng xuyên qua bề mặt bê tông.

Cấu tạo bên trong của máy khoan bê tông có tính phức tạp hơn

Cấu tạo bên trong của máy khoan bê tông có tính phức tạp hơn

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, máy khoan búa sẽ tạo ra độ rung giật lớn hơn so với máy khoan thông thường. Vì vậy, bạn cần phải giữ máy thật chắc chắn và sử dụng thêm tay cầm phụ để làm giảm đi độ giật của máy khoan.

3. Nguyên tắc sử dụng máy khoan bê tông

3.1. Mở và tắt máy khoan bê tông:

– Để mở máy, hãy nhấn và giữ công tắc để khởi động máy.

– Để tắt máy, bạn có thể nhả công tắc hoặc nhấn nhanh công tắc rồi thả ra.

3.2. Điều chỉnh chế độ khoan:

– Máy khoan bê tông thường có hai chế độ: khoan thường và khoan búa. Trước khi chọn chế độ khoan, bạn cần phải tắt máy.

– Nút điều chỉnh chế độ khoan trên máy thường thường được thiết kế trên thân.

– Một số dòng máy còn có chức năng đảo chiều và cũng được tích hợp trên thân máy.

3.3. Điều chỉnh tần suất và tốc độ:

– Máy khoan bê tông cũng tương tự như các dòng máy khoan cầm tay thông thường trên thị trường.

– Lực áp vào công tắc của người thợ sẽ làm tăng hoặc giảm tốc độ và tần suất đập của máy.

– Tuy nhiên, tốc độ đập của máy chỉ được xuất hiện khi bạn để máy ở chế độ khoan búa hoặc chế độ đục. 

Máy khoan bê tông thường có hai chế độ: khoan thường và khoan búa

Máy khoan bê tông thường có hai chế độ: khoan thường và khoan búa

3.4. Tháo lắp mũi khoan:

– Để lắp mũi khoan, chỉ cần xoay mũi khoan vào trong chính giữa tâm máy cho đến khi nó khóa tự động. Bạn lưu ý, cần phải để mũi khoan ở chính giữa tâm đầu kẹp, nếu để lệch vẫn có thể lắp được nhưng nó sẽ lỏng lẻo, gây hại cho máy và tay của người dùng.

– Để tháo mũi khoan, hãy kéo vòng khóa về phía sau và tháo phần đầu gài phổ thông ra khỏi dụng cụ.

Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy khoan cầm tay

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn thành công khám phá cấu tạo bên trong của máy khoan bê tông. Nếu cần tư vấn chọn mua máy khoan chất lượng, hãy liên hệ đến với dụng cụ cầm tay Việt Á nhé!

Dụng cụ cầm tay bán chạy tại cửa hàng dụng cụ cầm tay Việt Á

dụng cụ cầm tay việt á

Dungcucamtayvieta - VIỆT Á Phân phối dụng cụ cầm tay pin điện nhập khẩu chính hãng như máy mài, máy đục, máy cắt, máy khoan, máy cưa, máy hàn, máy nén khí, pin sạc lithium...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Chia sẻ bài viết:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
BÀI VIẾT KHÁC