Tìm kiếm
Close this search box.

Quy Trình Thi Công Phần Thô – Hoàn Thiện Công Trình

Nắm bắt được quy trình thi công phần thô – hoàn thiện công trình là cách giúp chủ công trình chủ động hơn trong quá trình xây dựng. Điều này cũng đảm bảo các cách thức thực hiện được diễn ra chuẩn xác nhất, đảm bảo tính hiệu quả cao. Do đó, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các giai đoạn cần thực hiện trong khi thi công phần thô và hoàn thiện công trình.

1. Lập phương án về tiến độ thi công

Với công trình có diện tích xây dựng lớn hơn 400m2 hoặc có yêu cầu đặc biệt, tiến độ thi công sẽ được thống nhất và thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng. Bởi thời gian hoàn thành phần thô và hoàn thiện công trình sẽ phụ thuộc vào mức độ đầu tư, xuất xứ của vật liệu hoàn thiện và yêu cầu về thẩm mỹ, kiến trúc cụ thể từ chủ đầu tư.

Công đoạn khoan đục trong quá trình xây dựng phần thô

Với công trình nhà phố hay biệt thự có diện tích xây dựng từ 200-400m2, thời gian thực hiện các công việc thi công sẽ kéo dài khoảng từ 03 tháng đến 05 tháng, bao gồm cả phần thô và hoàn thiện công trình. 

2. Công tác cần chuẩn bị tại công trường thi công phần thô

  • Tổ chức ở công trường, tiến hành làm lán trại cho các công nhân viên.
  • Dọn dẹp toàn bộ mặt bằng thi công và xác định vị trí của móng, cột, kiểm tra đo đạc giữa hiện trạng thực tế với bản vẽ đã được cấp phép xây dựng.
  • Vận chuyển vật tư và thiết bị cần thiết, cũng như chuẩn bị mặt bằng thi công cho công trình.
  • Thực hiện lập biên bản bàn giao về mặt bằng
  • Đo cao độ thiết kế và hiện trạng của công trình so với cao độ chuẩn.
  • Ghi lại hình ảnh thực trạng công trình cùng những công trình ở lân cận.
  • Đối với các công trình nằm trong khu đất trống, cần nhờ đến cơ quan chức năng xuống đo đạc và xác định chính xác toạ độ.
  • Thời gian thực hiện công việc này thường kéo dài từ 2 đến 4 ngày.

3. Công tác thi công hạng mục, hạ tầng từ sàn trệt xuống

  • Đào đất để tạo hố móng, đà kiềng, bể nước ngầm, dầm móng, hầm phân, sau đó lấp đất và vận chuyển đất đào đi đổ.
  • Đập đầu cọc, có thể thi công bằng phương pháp ép cọc hoặc khoan nhồi cọc.

Sử dụng dụng cụ cầm tay để đảm bảo hiệu quả công việc

Sử dụng dụng cụ cầm tay để đảm bảo hiệu quả công việc

  • Sản xuất và lắp đặt các hạng mục như cốp-pha, đà kiềng, cổ cột, cốt thép móng, dầm móng,sàn trệt.
  • Tiến hành đổ bê tông đá 4×6 Mac100 với độ dày 100mm để tạo đáy móng, dầm móng, đà kiềng, cổ cột, sàn trệt.
  • Thực hiện nghiệm thu công tác lắp dựng  cốt thép, ván khuôn.
  • Lắp dựng cốt thép và cốp-pha, sau đó đổ bê tông để tạo nắp và đáy hầm phân, bể nước ngầm, hố ga.
  • Lập biên bản để nghiệm thu đối với từng hạng mục.
  • Đổ bê tông để tạo đáy móng, đà kiềng, sàn trệt, dầm móng, cổ cột,…
  • Thời gian thực hiện công việc này dự kiến từ 10 đến 12 ngày.

4. Công tác sàn tầng

  • Lắp dựng cốt thép, dầm, sàn các tầng, cốp-pha cột, sân thượng, mái.
  • Lắp dựng cốp-pha, cốt thép và đổ bê tông cầu thang, tiến hành xây bậc cầu thang bằng gạch thẻ.

Lựa chọn dụng cụ cầm tay chất lượng để đảm bảo chất lượng công trình thi công

Lựa chọn dụng cụ cầm tay chất lượng để đảm bảo chất lượng công trình thi công

  • Đổ bê tông cột, sàn, dầm, cho các tầng, mái, sân thượng, cầu thang.
  • Nghiệm thu công tác dựng lắp ván khuôn, cốt thép.
  • Lập biên bản để nghiệm thu cho từng hạng mục.
  • Kiểm tra kích thước, vị trí dầm sàn, cần thép chờ theo thiết kế.
  • Tháo cây chống cốp-pha sau ít nhất 10 ngày sau khi đổ bê tông.
  • Kiểm tra vị trí chuẩn bị cho sê-nô, lam, đan, bồn hoa,  mảng tường lồi, mái.
  • Kiểm tra hệ thống nước âm chờ, ống điện, nơi chừa lỗ sàn cho hộp gain.
  • Thời gian thực hiện công việc: từ 6 đến 10 ngày/sàn.

Xem thêm: Quy Trình Thi Công Xây Dựng Cầu Thang Bê Tông Cốt Thép

5. Công tác xây tường và tô trát tường

Với công tác xây tường

  • Sau khi tháo cốp-pha, tiến hành xây gạch trong khu vực đã tháo.
  • Lắp đặt hệ thống dây điện, ống nước,  ống máy lạnh, hộp nối điện,…
  • Xây dựng toàn bộ tường bao chia phòng, tường ngăn, tường vệ sinh.
  • Lắp đặt cửa trong quá trình xây và kiểm tra kích thước và vị trí cửa.
  • Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện trên tường và đo độ dày của tường theo bản thiết kế.
  • Thời gian thực hiện công việc: từ 10 đến 15 ngày.

Với công tác tô trát tường

  • Tiến hành tô tường sau khi hoàn thành công tác xây.
  • Lắp đặt và kiểm tra hệ thống hộp gain điện, nước.
  • Tô vữa xi măng trên vách tường trong nhà và trần (trừ trần thạch cao).
  • Hoàn thiện tô tường mặt tiền và dặm vá tô tường theo đường điện.
  • Thời gian thực hiện công việc: từ 10 đến 15 ngày.

6. Công tác hoàn thiện cho quy trình thi công xây dựng phần thô

  • Đóng trần thạch cao để trang trí trong nhà.
  • Lát gạch sàn, len chân tường sân thượng, tầng trệt, các tầng lầu, mái.
  • Cán nền xi măng cho những tầng lầu, ban công, mái, sân thượng.
  • Chống thấm sàn sân thượng, ban công, mái và bả mastic cho toàn bộ công trình.
  • Sơn nước và ốp gạch để trang trí cầu thang, mặt tiền, phòng vệ sinh.
  • Lắp đặt lan can, cửa, cầu thang, tay vịn, hệ thống chiếu sáng, điện.
  • Sơn dầu cho cửa, lan can, khung sắt cho công trình.
  • Lắp đặt bồn nước, máy bơm nước, thiết bị vệ sinh và thử nước.
  • Sơn nước lớp hai và dặm vá, sơn nước cho toàn bộ công trình.
  • Vệ sinh công trình trước khi bàn giao lại tới cho chủ đầu tư.
  • Thời gian thực hiện công việc: từ 20 tới 30 ngày.

Máy cưa - Dụng cụ cần thiết để cắt gỗ, và cắt các vật liệu xây dựng khác

Máy cưa – Dụng cụ cần thiết để cắt gỗ, và cắt các vật liệu xây dựng khác

7. Các dụng cụ cầm tay cần thiết trong quy trình thi công phần thô – hoàn thiện công trình

Trong quy trình thi công phần thô và hoàn thiện công trình, có nhiều dụng cụ cầm tay cần thiết để thực hiện các công việc một cách hiệu quả và chính xác. Có thể kể tới:

  • Máy cưa: Dụng cụ cần thiết để cắt gỗ, và cắt các vật liệu xây dựng khác. Có nhiều máy cưa như cưa lọng và cưa gỗ tuỳ thuộc vào tác vụ cụ thể.
  • Máy khoan: Dụng cụ để đục lỗ và gắn các đinh, vít hoặc bulong. Có thể sử dụng máy khoan điện hoặc máy khoan pin, tuỳ thuộc vào yêu cầu công việc.
  • Máy cắt: Dụng cụ cần thiết để cắt các vật liệu như nhôm, cắt gạch, cắt sắt.
  • Máy mài góc: dùng để mài, cắt các chi tiết, làm nhẵn mối hàn. Đồng thời hỗ trợ đánh bóng bề mặt một số vật liệu.

Trên đây là những thông tin chi tiết về quy trình thi công phần thô – hoàn thiện công trình mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được những kiến thức bổ ích để giúp cho công trình xây dựng của bạn đảm bảo tính chính xác và độ thẩm mỹ cao.

Hiện nay, tại dụng cụ cầm tay Việt Á của chúng tôi đang cung cấp đa dạng các dòng máy khoan bê tông, máy mài, máy cắt, máy bắt vít,… để phục vụ cho công trình xây dựng của khách hàng. Nếu bạn cần chuẩn bị các dụng cụ này hãy liên hệ đến với đơn vị để nhận tư vấn. Chúng tôi cam kết chất lượng, chính hãng, bảo hành uy tín và hỗ trợ vận chuyển đến với khách hàng. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi mua dụng cụ cầm tay của đơn vị chúng tôi.

Dụng cụ cầm tay bán chạy tại cửa hàng dụng cụ cầm tay Việt Á

dụng cụ cầm tay việt á

Dungcucamtayvieta - VIỆT Á Phân phối dụng cụ cầm tay pin điện nhập khẩu chính hãng như máy mài, máy đục, máy cắt, máy khoan, máy cưa, máy hàn, máy nén khí, pin sạc lithium...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Chia sẻ bài viết:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
BÀI VIẾT KHÁC