Tìm kiếm
Close this search box.

Cách Bố Trí Thép Cho Dầm Móng Nhà Chuẩn Nhất

Khi tiến hành xây dựng nhà, biết cách bố trí thép cho dầm móng nhà chuẩn nhất đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tính an toàn và độ bền của công trình. Hiện nay, có những nguyên tắc chung và cụ thể trong việc bố trí dầm móng nhà đảm bảo tiêu chuẩn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ ra những nguyên tắc quan trọng trong việc bố trí dầm móng nhà, bao gồm cách bố trí thép dầm móng và bố trí thép cột độc lập trong thi công.

1. Cấu tạo của dầm móng

Dầm móng hiện nay bao gồm 3 loại chính là dầm móng đơn, dầm móng bè và dầm móng băng. Mỗi loại dầm móng khác nhau sẽ tuân thủ các nguyên tắc bố trí khác nhau. Các chủ thầu sẽ tính toán mục đích sử dụng của từng loại móng mà đưa ra cấu tạo không giống nhau.

Các chủ thầu sẽ tính toán mục đích sử dụng của từng loại móng

Các chủ thầu sẽ tính toán mục đích sử dụng của từng loại móng

Dầm móng đơn

Dầm móng đơn thường được sử dụng trong xây dựng các công trình có tải trọng nhỏ hoặc nhà dân dụng. Cấu tạo của dầm móng đơn gồm một dầm ngang duy nhất được đặt ngang qua nền móng hoặc trong lòng nền móng. Dầm móng đơn có thể là dầm đúc sẵn hoặc dầm thép. Đối với dầm đúc sẵn, chúng thường được sản xuất bằng cách đúc sẵn trong nhà máy và sau đó vận chuyển đến công trường. Dầm thép thường được thiết kế và gia công theo yêu cầu cụ thể của công trình.

Kích thước của dầm móng được được khuyến khích hiện nay là 300x700mm, còn lớp bê tông là khoảng 100mm và chiều cao dầm khoảng 200mm.

Dầm móng bè

Dầm móng bè là loại dầm móng được hình thành từ lớp bê tông mỏng cùng với dầm móng và lớp bản mỏng trải rộng phía dưới công trình. Loại dầm móng này có tác dụng gia tăng khả năng chịu lực. Vì vậy, thường được sử dụng khi tải trọng từ trung bình đến cao hoặc trong trường hợp cần cân bằng tải trọng. Kích thước của dầm móng bé được khuyến khích hiện nay phải có lớp bê tông khoảng 100mm, chiều cao dầm 200mm, kích thước dầm móng 300x700mm. Loại thép sử dụng làm bản móng phải là 2 lớp thép phi 12a200 và thép dùng làm dầm móng là thép loại 6 phi (20-22).

Dầm móng bè là loại dầm móng được hình thành từ lớp bê tông mỏng

Dầm móng bè là loại dầm móng được hình thành từ lớp bê tông mỏng

Dầm móng băng:

Dầm móng băng là loại dầm móng được sử dụng trong xây dựng công trình có tải trọng cao và diện tích lớn. Cấu tạo của dầm móng băng gồm một lớp bê tông lót mỏng. Chúng giúp phân tán tải trọng từ các kết cấu trên xuống nền móng, tăng tính ổn định và độ chắc chắn của công trình.

Kích thước của dầm móng băng được khuyến khích hiện nay:

  • Kích thước của lớp lót bê tông có độ dày khoảng 100mm. 
  • Kích thước bản móng thông thường rơi vào (900 – 1200) x 350 (mm).
  • Kích thước dầm móng băng khoảng 300 x (500-700mm).

Trên đây là mô tả tổng quan về cấu tạo của ba loại dầm móng chính. Tuy nhiên, đối với mỗi công trình cụ thể, yêu cầu và thiết kế sẽ khác nhau. Việc lựa chọn và cấu tạo dầm móng phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật và mục đích sử dụng của công trình. Để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy, việc thiết kế và lựa chọn dầm móng nên được thực hiện bởi kỹ sư chuyên nghiệp. Đồng thời cũng cần tới sự hỗ trợ của các dụng cụ dùng điện chất lượng như máy khoan bê tông, máy chà nhám, máy cắt, máy cưa,…

2. Khám phá nguyên tắc bố trí thép dầm móng chi tiết

Dầm thép là cấu trúc kiến trúc đặc biệt trong một công trình, đảm nhiệm vai trò chịu lực và chịu uốn cong. Do đó, khi thi công cần đảm bảo thực hiện chính xác cách bố trí thép dầm móng. Dưới đây là một số nguyên tắc bố trí được áp dụng:

Dầm thép là cấu trúc kiến trúc đặc biệt trong một công trình

Dầm thép là cấu trúc kiến trúc đặc biệt trong một công trình

Tìm hiểu cách bố trí thép dầm móng và nguyên tắc cần nắm:

  • Bố trí cốt thép diện dọc: Cốt thép diện dọc nằm ở trên phần mômen âm và dưới phần mômen dương. Điều này đảm bảo khả năng chịu kéo của cốt thép được sử dụng hiệu quả và tối ưu.
  • Các tiết diện trong vùng đã được tính toán và đã được lựa chọn để bố trí cốt thép ở những vị trí có momen lớn nhất. 
  • Trong quá trình uốn và cắt, cốt thép phải có khả năng chịu lực đủ. Điều này áp dụng cho cả cốt thép nằm trên các tiết diện thẳng góc và trên các tiết diện nghiêng. 
  • Phần cốt thép chịu lực phải được đảm bảo chắc chắn ở đầu mỗi thanh thép. 

Các nguyên tắc này giúp đảm bảo tính chính xác, hiệu quả và an toàn trong việc bố trí thép dầm móng.  

Nguyên tắc bố trí thép cột độc lập trong thi công:

Cốt thép độc lập bao gồm các thanh thẳng có thể uốn tại các đầu mút, tạo thành cốt thép xiên. Cốt thép này được sử dụng để chịu tải trọng uốn và cắt trên tiết diện cột.

Các thanh thép xiên sẽ được bố trí theo yêu cầu về chịu lực cắt. Đôi khi, cốt thép xiên có thể được kết hợp với cốt xiên dài 5Ø theo cấu tạo để tăng cường sức chịu lực. 

Số lượng thanh thép tại các vị trí như nhịp giữa, trên gối, và nhịp bên có thể khác nhau tùy theo thiết kế và yêu cầu kỹ thuật.

Sử dụng các dụng cụ dùng điện chất lượng khi bố trí dầm móng

Sử dụng các dụng cụ dùng điện chất lượng khi bố trí dầm móng

Khám phá nguyên tắc bố trí thép dầm giao nhau

Bố trí thép dầm móng giao nhau nhằm đảm bảo sự cân xứng tại các mặt phẳng đứng nơi chứa trục của dầm hoặc các thanh thép. Điều này đạt được bằng cách uốn các thanh thép chịu lực momen dương lên phía trên rồi kết hợp để tạo ra cốt thép chịu lực momen âm. 

Trong quá trình bố trí, cần tránh uốn chéo cốt thép để không ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ công trình. 

Quá trình này không chỉ làm một phát “ăn ngay” mà phải thực hiện thêm nhiều phương án để chọn được cách bố trí hợp lý nhất.

Xem thêm: Giải Đáp Thắc Mắc Về Thuế Xây Dựng Nhà Ở

Hy vọng với bài viết chia sẻ về cách bố trí thép cho dầm móng nhà chuẩn trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thi công xây dựng. Nếu vẫn còn nhiều băn khoăn, bạn có thể nhờ các chuyên gia, kỹ sư xây dựng tư vấn.

Dụng cụ cầm tay bán chạy tại cửa hàng dụng cụ cầm tay Việt Á

dụng cụ cầm tay việt á

Dungcucamtayvieta - VIỆT Á Phân phối dụng cụ cầm tay pin điện nhập khẩu chính hãng như máy mài, máy đục, máy cắt, máy khoan, máy cưa, máy hàn, máy nén khí, pin sạc lithium...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Chia sẻ bài viết:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
BÀI VIẾT KHÁC