Những nguyên tắc thiết kế cầu thang mà bạn nên biết sẽ giúp bạn xây dựng cầu thang đẹp, đảm bảo an toàn và phù hợp với không gian nhà. Việc hiểu các kỹ thuật xây dựng cũng sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất, không phải hối hận trong hoặc sau quá trình thi công. Vì thế cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Lựa chọn kiểu cầu thang
Với mỗi không gian khác nhau, gia chủ có thể cân nhắc lựa chọn các thiết kế cầu thang sao cho phù hợp. Dưới đây là một số kiểu cầu thang điển hình như:
Cân nhắc lựa chọn các thiết kế cầu thang sao cho phù hợp
- Cầu thang thẳng: kiểu cầu thang được thiết kế đơn giản, dùng cho nhà có tầng thấp.
- Cầu thang chữ L: gồm 2 vế cầu thang, vế thứ 2 được bẻ vuông góc với chân thang. Trong đó, phần chiếu nghỉ sẽ được đặt giữa 2 vế. Cách thiết kế cầu thang này giúp tạo cảm giác cứng cáp và chắc chắn cho người dùng.
- Cầu thang đổi chiều: cầu thang có vế thứ 2 bị bẻ góc 180 độ so với vế thứ nhất.
- Cầu thang uốn cong: mang đến cho không gian lắp đặt sự mềm mại, nhẹ nhàng.
- Cầu thang xoắn ốc: sở hữu giá trị tạo hình cao.
2. Vị trí đặt cầu thang trong nhà
Hai vị trí đặt cầu thang trong nhà phổ biến hiện nay chính là đặt ở giữa hoặc cuối của ngôi nhà.
Cầu thang giữa nhà:
Vị trí đặt cầu thang giữa nhà là sự lựa chọn phổ biến cho các căn nhà có diện tích vừa và lớn. Với vị trí này, cầu thang thường được đặt ở trung tâm của ngôi nhà, tạo ra một sự liên kết hài hòa giữa các phòng ở các tầng khác nhau. Vị trí này mang lại sự thuận tiện và dễ dàng di chuyển giữa các tầng, đồng thời tăng tính thẩm mỹ và tạo điểm nhấn cho không gian nội thất.
Vị trí đặt cầu thang giữa nhà là sự lựa chọn phổ biến
Cầu thang cuối nhà:
Cầu thang cuối nhà thường được sử dụng trong các ngôi nhà có diện tích nhỏ. Với vị trí này, cầu thang được đặt ở cuối nhà, gần một bức tường hoặc góc của căn nhà. Điều này giúp tận dụng không gian và tạo ra khu vực trống trong không gian sống chung.
3. Các nguyên tắc thiết kế cầu thang mà bạn nên biết
Khi thiết kế cầu thang, có một số nguyên tắc quan trọng bạn nên biết để đảm bảo sự an toàn, thẩm mỹ và tiện ích khi di chuyển. Dưới đây là 7 nguyên tắc cần nắm khi tiến hành thiết kế cầu thang:
Đảm bảo sự an toàn
An toàn là yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế cầu thang bởi khi vấp, té cầu thang rất dễ gây tai nạn nghiêm trọng.
Hãy đảm bảo cầu thang có độ dốc vừa phải, trang bị đầy đủ tay vịn, lan can. Đối với bậc cầu thang không được trơn trượt, ưu tiên sử dụng các vật liệu chống trơn như đá đã qua xử lý nhám hoặc gỗ. Đồng thời quá trình xây dựng cầu thang cũng cần sử dụng thiết bị dụng cụ dùng điện chất lượng như máy khoan bê tông, máy cắt, máy cưa,… nhằm nâng cao được hiệu quả khi thiết kế xây dựng.
Thẩm mỹ hài hoà
Thiết kế cầu thang cũng phải xem xét yếu tố thẩm mỹ và yêu cầu đồng bộ với không gian nội thất chung của căn nhà. Sự pha trộn phong cách sẽ khiến không gian trở nên rối rắm, mất đi tính thẩm mỹ và tính nhất quán.
Cần lưu ý khi thiết kế cầu thang để đảm bảo sự an toàn, thẩm mỹ
Chẳng hạn, đối với ngôi nhà mang phong cách hiện đại sẽ phù hợp để sử dụng cầu thang kính hơn là căn nhà xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển.
Bề rộng bản thang
Bề rộng bản thang càng rộng, càng tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, không gian hạn chế thì sẽ giới hạn bề rộng của cầu thang. Tốt nhất là có bề rộng tối thiểu từ 70-90cm để đảm bảo sự thoải mái khi đi lại và tránh sự cảm giác chật chội.
Độ rộng cùng độ cao ở bậc thang
Độ rộng và độ cao của bậc thang cần phù hợp để đảm bảo an toàn khi di chuyển lên xuống, tránh vấp ngã.
Độ rộng tiêu chuẩn sẽ từ 25 – 28cm. Nếu độ rộng bậc quá nhỏ sẽ không vừa với bàn chân của người trưởng thành. Còn khi làm độ rộng của bậc thang quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến sự cân đối về chiều dài cũng như độ dốc của bậc thang.
Chiều cao lý tưởng của bậc thang nên từ 15 – 18cm. Chúng phù hợp với bước chân của người trưởng thành và giúp họ trong quá trình di chuyển lâu mỏi hơn.
Độ dốc của bậc thang
Độ dốc của bậc thang cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét. Nếu độ dốc quá cao hoặc quá thấp, người sử dụng có thể gặp khó khăn trong việc đi lên hoặc xuống cầu thang. Độ dốc lý tưởng nên nằm trong khoảng 18 độ đến 33 độ độ để tạo sự thoải mái và an toàn cho người đi lại.
Sử dụng các dụng cụ cầm tay chất lượng khi thiết kế cầu thang
Lan can, tay vịn
Lan can, tay vịn là bộ phận quan trọng đảm bảo an toàn khi thiết kế cầu thang. Chúng phải được thiết kế vững chắc để người sử dụng có thể dựa vào khi di chuyển lên xuống. Vật liệu và kiể3u dáng của lan can và tay vịn phải phù hợp với phong cách và thiết kế tổng thể của ngôi nhà.
Chiều cao của lan can cần đảm bảo sự phù hợp với chiều cao của cơ thể. Hợp lý nhất là từ 85 – 90cm.
Chiếu nghỉ cầu thang
Chiếu nghỉ cầu thang không chỉ là một tiện ích mà còn có thể tạo nên một không gian nghỉ ngơi và trưng bày. Nếu không gian cho phép, bạn có thể thiết kế chỗ ngồi nghỉ nơi đọc sách hoặc trưng bày vật phẩm trang trí. Khu vực này sẽ trở thành điểm nhấn cho thiết kế cầu thang của gia đình bạn thêm phần độc đáo.
Hy vọng với những nguyên tắc thiết kế cầu thang mà bạn nên biết sẽ giúp gia chủ trang bị được nhiều kiến thức hữu ích trong thiết kế, xây dựng. Tuy nhiên, nên nhớ mỗi căn nhà có các điều kiện riêng biệt, do đó việc nhờ các chuyên gia xây dựng, kiến trúc sư tư vấn có thể giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.
MÁY SIẾT BU LÔNG PIN 22MM – BL7520-Z MÁY KHOAN ĐỘNG LỰC PIN 10MM 12V – BL7312D2 MÁY KHOAN PIN 10MM 16V 2.0Ah – VA1303.24 MÁY CƯA LỌNG PIN JS20BLH-135V MÁY CƯA GỖ PIN KEYANG CS20BLH-165 MÁY KHOAN BÚA PIN 22MM – BL2120-Z MÁY MÀI GÓC PIN 100MM – BL9120-Z MÁY KHOAN VẶN VÍT PIN 10MM 12V 2.0AH – BL6212CB MÁY MÀI PIN 100MM 850W 20V 4.0AH KHÔNG CHỔI THAN (FULL SET) VA2201A MÁY KHOAN PIN 13MM 21V VA1302 Dungcucamtayvieta - VIỆT Á Phân phối dụng cụ cầm tay pin điện nhập khẩu chính hãng như máy mài, máy đục, máy cắt, máy khoan, máy cưa, máy hàn, máy nén khí, pin sạc lithium...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.Dụng cụ cầm tay bán chạy tại cửa hàng dụng cụ cầm tay Việt Á