Tìm kiếm
Close this search box.

Bỏ túi bí quyết vệ sinh và mài lưỡi cưa đĩa đúng cách

Vệ sinh và mài lưỡi cưa đĩa như thế nào đúng cách luôn là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Thực tế lưỡi cưa sau một thời gian sử dụng có thể được mài lại nếu đã mòn nhưng cần đảm bảo đúng kỹ thuật để đảm bảo độ sắc của thiết bị. Bên cạnh đó, việc vệ sinh lưỡi cưa đĩa thường xuyên cũng giúp nâng cao tuổi thọ, đảm bảo hiệu suất công việc. Bạn mong muốn sở hữu lưỡi cưa tốt, chuyên dụng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay cách vệ sinh và mài lưỡi cưa đĩa đúng cách, chuẩn kỹ thuật dưới đây nhé!

1. Tip vệ sinh lưỡi cưa đĩa 

Trước khi tìm hiểu cách vệ sinh lưỡi cưa đĩa như thế nào cho đúng cách hãy cùng tìm hiểu thời gian cần thiết vệ sinh thiết bị này.

1.1 Vệ sinh lưỡi cưa đĩa khi nào? 

Nhìn chung các thiết bị thường có thời gian vệ sinh định kỳ khoảng 1 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần. Nhưng với lưỡi cưa đĩa thì hoàn toàn khác. Theo các chuyên gia kỹ thuật, việc vệ sinh lưỡi cưa đĩa là việc làm bạn cần tiến hành thường xuyên trước và sau khi sử dụng. Việc vệ sinh này không chỉ đảm bảo thiết bị luôn sạch sẽ, tăng độ bền cho lưỡi cưa mà còn để duy trì hiệu suất làm việc trong các thao tác cưa, cắt. 

Ngoài việc vệ sinh định kỳ, nếu phát hiệu các dấu hiệu sau, bạn cần tiến hành vệ sinh lưỡi cưa đĩa ngay.

  • Khi cưa vật liệu đặc biệt là gỗ, bạn thấy có các vết đen trên gỗ.
  • Bằng mắt thường bạn thấy mạch cưa, cách răng cưa thường dính mùn sau mỗi lần làm việc. Tuy vết bám không có nhiều nhưng cần làm sạch bởi tuy nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến độ sắc bén của lưỡi cưa.

Lưỡi cưa đĩa cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo hiệu suất

Lưỡi cưa đĩa cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo hiệu suất

1.2 Hướng dẫn vệ sinh lưỡi cưa đĩa đúng cách 

Để vệ sinh lưỡi cưa đĩa đúng cách chuẩn kỹ thuật, bước đầu tiên bạn cần ngắt nguồn điện ở máy cưa cầm tay, sau đó có thẻ để nguyên lưỡi trên máy cưa hoặc tháo ra tùy vào khả năng cũng như thói quen vệ sinh của người sử dụng.

Tiếp đó, bạn dùng bàn chải và dung dịch cồn để tiến hành vệ sinh lưỡi cưa. Chú ý cần làm sạch từng tăng cưa một và luôn thao tác theo chiều ngang của lưỡi cưa để việc vệ sinh nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn. 

Nếu công việc quá gấp, bạn không có thời gian để vệ sinh từng răng cưa thì có thể nhúng một chiếc giẻ mềm vào cồn và tiến hành lau. Tuy nhiên khi làm theo các này cần sử dụng gang tay bảo bộ và thường người có kỹ thuật, thường xuyên vệ sinh máy cưa theo cách này mới có thể thực hiện để đảm bảo an toàn. Nếu không có kinh nghiệm sử dụng giẻ để vệ sinh thì không nên làm theo vì có thể xảy ra sự cố ngoài ý muốn.

2. Hướng dẫn cách mài lưỡi cưa thêm sắc bén

2.1 Dấu hiệu cho thấy lưỡi cưa nên mài 

Lưỡi cưa nên mài lúc nào? Hầu hết các dòng máy cưa điện cầm tay hiện nay đều có hợp hợp kinh ở đầu mũi cưa. Đây cũng là yếu tố chính giúp những đường cắt của lưỡi cưa ngọt, mịn và hạn chế rung khi cưa vật liệu. Vì vậy nếu hợp kim phần đầu lưỡi cưa này bị mòn đồng nghĩa lưỡi cưa không thể hoạt động đúng công suất cũng như chất lượng không không được đảm bảo.

Xem thêm: Bảo quản máy đục bê tông đúng cách

Bạn nên tiến hành mài lưỡi cưa khi có dấu hiệu sau:

  • Lưỡi cưa mòn, bị cùn.
  • Phần đầu lưỡi cưa hết hợp kim.
  • Lưỡi cưa bị mẻ răng.

Đây là những dấu hiệu phổ biến và thường xuất hiện sau một thời gian dài hoạt động. Có thể trong quá trình cưa gỗ, cưa sắt,… bạn không tiến hành vệ sinh mùn cưa lọt trong các khe dẫn đến không thoát nhiệt được. 

Dấu hiệu nên mài lưỡi cưa khi có dấu hiệu bị mòn, bị cùn hoặc bị mẻ răng

Dấu hiệu nên mài lưỡi cưa khi có dấu hiệu bị mòn, bị cùn hoặc bị mẻ răng

2.2 Quy trình 2 cách mài lưỡi cưa đĩa đúng kỹ thuật 

Để mài lưỡi cưa đĩa đúng cách khá đơn giản, bạn có thể sử dụng máy mài 2 đá hoặc máy mài góc cầm tay cũng được. Trong 2 phương án này nhìn chung sử dụng máy mài 2 đá sẽ tốt nhất thao tác dễ hơn so với máy mài góc vì khi sử dụng phải chế nó khá phức tạp.

Dưới đây là hướng dẫn mài lưỡi cưa đĩa đúng cách với máy mài 2 đá và máy cưa góc.

  • Mài lưỡi cưa đĩa với máy mài 2 đá

Bước 1: Ngắt nguồn điện trước khi tiến hành mài lưỡi cưa đĩa

Bước 2: Quan sát các thông số trên lưỡi cưa về góc nghiêng của các răng cưa, loại hợp kim của lưỡi cưa. Điều này rất quan trọng để tìm cách mài cũng như tốc độ mài, đường mài phù hợp để đảm bảo độ sắc bén của lưỡi cưa.

Bước 3: Đưa bành mài vào phần lõm của lưỡi cưa để mài nhọn mũi cưa. Tiếp tục lần lượt với từng răng cưa cho đến khi hoàn tất. 

Mài phần lõm lưỡi cưa với máy mài 2 đá

Mài phần lõm lưỡi cưa với máy mài 2 đá

  • Với cách mài lưỡi cưa đĩa sử dụng máy cưa góc chỉ khác ở bước thứ 3 trong 3 bước vừa nêu. Ở bước này, bạn sẽ dùng máy cưa góc mài vào cạnh theo góc nghiêng của răng cưa. Trong quá trình mài lưu ý nhỏ chút nước vào đá mài máy mài góc để đạt hiệu suất tốt nhất. 

3. Một vài lưu ý khi dùng lưỡi cưa đĩa

Bên cạnh vệ sinh thường xuyên và mài lưỡi cưa đĩa khi có dấu hiệu bị mòn bị mẻ thì trong quá trình sử dụng, bạn nên chọn chế độ cưa và tốc độ cưa phù hợp với từng bề mặt vật liệu để đảm bảo lực cưa. Đồng thời với từng vật liệu sẽ có dòng lưỡi cưa chuyên dụng khác nhau ví dụ lưỡi cưa sắt không thể dùng cưa gỗ và ngược lại.

Lựa chọn tốc độ cưa phù hợp với từng thiết bị

Lựa chọn tốc độ cưa phù hợp với từng thiết bị 

Với nội dung bài viết trên, chắc hẳn bạn đã nắm được cách vệ sinh và mài lưỡi cưa đĩa đúng cách để đảm bảo độ sắc về tăng hiệu suất làm việc. Ngoài việc bảo dưỡng lựa chọn sản phẩm chất lượng cũng rất quan trọng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua máy cưa đĩa, máy khoan cầm tay, máy cắt gạch, … chính hãng thì có thể liên hệ với Việt Á Power Tools. Sản phẩm cam kết hành nhập khẩu chính ngạch, bảo hành dài hạn, yên tâm sử dụng.

Dụng cụ cầm tay bán chạy tại cửa hàng dụng cụ cầm tay Việt Á

dụng cụ cầm tay việt á

Dungcucamtayvieta - VIỆT Á Phân phối dụng cụ cầm tay pin điện nhập khẩu chính hãng như máy mài, máy đục, máy cắt, máy khoan, máy cưa, máy hàn, máy nén khí, pin sạc lithium...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Chia sẻ bài viết:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
BÀI VIẾT KHÁC