Tìm kiếm
Close this search box.

Quy tắc bố trí công tắc, ổ cắm điện đảm bảo an toàn tuyệt đối

Quy tắc bố trí công tắc, ổ cắm điện đảm bảo an toàn tuyệt đối là một phần quan trọng trong việc xây dựng và lắp đặt hệ thống điện trong ngôi nhà. Điều này đảm bảo an toàn tuyệt đối trong việc sử dụng điện, bảo vệ người dùng và tài sản khỏi nguy hiểm. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số lưu ý và các quy tắc cơ bản khi bố trí công tắc và ổ cắm điện để đảm bảo an toàn trong ngôi nhà của bạn.

1. Cần lưu ý gì khi khi bố trí công tắc, ổ cắm điện

Tiêu chuẩn khoảng cách khi thi công điện nước

Khi tiến hành bố trí công tắc, ổ cắm điện, quy định về khoảng cách cần phải được tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn. Cách bố trí tối thiểu giữa những công tắc, ổ cắm cần phải phù hợp theo những quy định trong bộ quy tắc an toàn điện. Quy định này được phục vụ với mục đích tránh cảm giác chật chội và giảm đi nguy cơ bị chập điện. Bạn cần bảo đảm một số tiêu chuẩn về khoảng cách dưới đây:

Sử dụng máy khoan khi bố trí công tắc, ổ cắm điện

Sử dụng máy khoan khi bố trí công tắc, ổ cắm điện

  • Dây điện nối ngầm tới công tắc và ổ cắm cần xuất phát từ đường trục nằm ngang. Đường dây này cần phải được bố trí thẳng đứng theo công tắc, ổ điện hay bảng điện.
  • Công tắc đèn chính cần phải được bố trí gần với cửa ra vào tại độ cao khoảng 70-90cm.
  • Dây điện cần cách ô cửa ra vào, cửa sổ ít nhất là 10cm.
  • Công tắc cho những gian phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn cần được bố trí bên trong mỗi phòng.
  • Công tắc bật đèn ở phòng chứa đồ cần được bố trí tại bức tường khu hành lang.
  • Ổ cắm điện trong các phòng nên bố trí cách sàn khoảng 30cm, công tắc nên cách sàn 90cm.

Xác định vị trí những thiết bị điện trong nhà khi thi công điện nước 

Bản vẽ

Trước hết, cần vẽ sơ đồ bố trí các gian phòng trên giấy. Đánh dấu các vị trí đồ nội thất và các thiết bị điện tử như máy tính, TV, hệ thống âm thanh. Tiếp theo, hãy đánh dấu vị trí của các ổ cắm điện mà bạn cần (gồm có cả ổ cắm mạng và ổ cắm điện thoại).

Máy đục bê tông được ứng dụng trong việc bố trí thiết bị điện

Máy đục bê tông được ứng dụng trong việc bố trí thiết bị điện

Thi công

Để đảm bảo về tính thẩm mỹ, nên cố gắng bố trí ổ cắm ở phía sau mỗi thiết bị điện tử cố định như TV, máy tính. Nhờ vậy, dây điện sẽ luôn được giấu một cách gọn gàng. Lưu ý, ổ cắm này dành cho các thiết bị điện không cố định bao gồm quạt cây, máy hút bụi nên được bố trí cách sàn nhà tầm khoảng 30cm.

2. Quy tắc bố trí công tắc và ổ cắm điện trong phòng tắm

Hầu hết các phòng tắm hiện đại ngày nay đều có đủ ổ cắm cho những thiết bị như bàn chải điện, máy sấy tóc, tông đơ… Bên cạnh đó, bạn cần phải viết ra các mục như bình nóng lạnh, bể sục Jacuzzi, quạt thông gió, thậm chí cả máy giặt.

Xem thêm: Các Phương án thi công mái ngói cho nhà mái thái đẹp

3. Quy tắc bố trí ổ cắm điện, công tắc trong phòng bếp

Phòng bếp là nơi cần nhiều công tắc, ổ cắm hơn bất cứ phòng nào ở trong ngôi nhà. Bởi các thiết bị bếp như máy hút mùi, bếp điện, tủ lạnh, lò nướng, nồi cơm điện, lò vi sóng,… đều cần ổ cắm. Thậm chí, nhiều gia đình còn có cả máy xay sinh tố, máy rửa bát đĩa, máy trộn, máy xay cà phê, máy pha cà phê… và hàng tá các thiết bị điện lặt vặt khác, tất cả đều cần nguồn điện để có thể hoạt động. 

Nên lựa chọn dụng cụ cầm tay chất lượng khi thi công

Nên lựa chọn dụng cụ cầm tay chất lượng khi thi công

Khi đi dây điện trong trong bếp, phòng ăn bạn cần lưu ý các điểm sau:

  • Cần bố trí ít nhất 5 ổ cắm dành cho những thiết bị dùng điện liên tục.
  • Cần có ổ cắm điện riêng và đường dây điện  riêng dành cho bếp điện.
  • Với tủ lạnh, ổ cắm điện nên được bố trí ở phía sau. Nếu bạn đặt lò vi sóng ở bên trên tủ lạnh thì ổ cắm dành cho lò vi sóng cũng nên được đặt ở phía sau tủ lạnh.
  • Ổ cắm điện ở trong bếp nên cách sàn khoảng 130cm và tối thiểu tối các bếp nấu khoảng 50cm.

4. Quy tắc bố trí ổ cắm điện, công tắc trong phòng ngủ

Nếu phòng ngủ của gia đình được thiết kế theo phong cách truyền thống, tức là giường sẽ đặt ở giữa gian phòng, hai bên có kê bàn ở đầu giường. Bạn sẽ phải cần đến 2 ổ cắm tại mỗi bên giường để thắp sáng đèn ngủ và sạc điện thoại, máy tính bảng. Nếu trong phòng ngủ có 2 giường đơn riêng biệt thì số lượng ổ cắm, công tắc sẽ không thay đổi. Trong phòng ngủ cũng thường sẽ được lắp Tivi. Do đó, bạn cũng cần phải thiết kế thêm ổ cắm cho nó. Nên bố trí ổ cắm điện ẩn phía sau tivi. Ổ cắm điện dành cho điều hòa bạn nên bố trí gần những ô cửa sổ. Nơi bạn sẽ lắp đặt máy lạnh điều hòa nhằm tránh tình trạng xuất hiện các dây treo chằng chịt, lủng lẳng.

5. Các dụng cụ cầm tay cần thiết trong việc bố trí công tắc, ổ cắm điện

Trong việc bố trí công tắc và ổ cắm điện, có một số dụng cụ cầm tay cần thiết để thực hiện công việc này một cách hiệu quả và an toàn có thể kể tới: 

Máy khoan được sử dụng để khoan lỗ trên bề mặt tường

Máy khoan được sử dụng để khoan lỗ trên bề mặt tường

  • Máy khoan: Máy khoan được sử dụng để khoan lỗ trên bề mặt tường hoặc vật liệu xây dựng khác để lắp đặt công tắc và ổ cắm điện. Bạn có thể sử dụng các dòng máy khoan từ, máy khoan động lực, máy khoan sắt,… Cần chọn một máy khoan phù hợp với loại vật liệu và kích cỡ lỗ cần khoan.
  • Máy đục bê tông: tạo lỗ trên bề mặt tường hoặc vật liệu xây dựng khác để lắp đặt công tắc và ổ cắm điện. Máy đục giúp tạo lỗ nhanh chóng và chính xác, giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc sử dụng các công cụ cắt, đục thủ công.

Hy vọng chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm được quy tắc bố trí công tắc, ổ cắm điện đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nếu cần được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất hãy liên hệ ngay tới hotline của chúng tôi.

Dụng cụ cầm tay bán chạy tại cửa hàng dụng cụ cầm tay Việt Á

dụng cụ cầm tay việt á

Dungcucamtayvieta - VIỆT Á Phân phối dụng cụ cầm tay pin điện nhập khẩu chính hãng như máy mài, máy đục, máy cắt, máy khoan, máy cưa, máy hàn, máy nén khí, pin sạc lithium...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Chia sẻ bài viết:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
BÀI VIẾT KHÁC